Hỗ trợ 24/7
(+84) 904 869 855
 (+84) 904 869 855  tuehuong.agarwood@gmail.com  8:30 - 18:00

Tại sao Cúng cả năm không bằng cúng Rằm Tháng Giêng?

Ngày đăng: 15-02-2022 10:20:49

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật, là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

 

Vì sao 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'?
 

Nhiều người quan niệm "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Vào ngày này, các gia đình thường cúng lễ rất cẩn thận. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu vì sao việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng lại được coi trọng như vậy.

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích.

Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Vậy nên, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.

Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.

Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.

 

Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.

Thứ ba, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

ST: Vì sao 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'? - VietNamNet

 
 

Bài viết liên quan

0904869855
https://www.facebook.com/Tu%E1%BB%87-H%C6%B0%C6%A1ng-Agarwood-106709868311961/?ref=pages_you_manage
0904869855